• Agent Hai - Open Your Future
  • +84 (028) 3821 8908
  • EN/VI
Trang chủ > Tin tức > Tin tức nổi bật > Úc > VƯỢT 4 “NẤC THANG” QUAN TRỌNG ĐỂ CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR

Tin tức nổi bật

VƯỢT 4 “NẤC THANG” QUAN TRỌNG ĐỂ CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR

Định cư tại Úc là niềm mơ ước của rất nhiều người để xây dựng một cuộc sống chất lượng và phát triển tương lai. Hiện xứ sở chuột túi tạo điều kiện cho người nhập cư lấy quyền định cư Úc qua các chương trình dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn, thế nhưng con đường đến Úc sẽ đỡ gập ghềnh hơn nếu chúng ta hiểu rõ những đổi mới của Chính phủ Úc. Và để định cư Úc thành công, bạn cần phải vượt qua 4 “nấc thang” quan trọng. Hãy đọc bài viết sau đây từ AGENTHAI để có thêm lời khuyên hữu ích.

Đích đến vẫn ở đó, chỉ có điều chúng ta có đủ kiên trì để chinh phục đến chặng cuối cùng không thôi.

1/ KHỞI ĐỘNG – DU HỌC SỚM LÀ MỘT LỢI THẾ

Nếu du học từ bậc phổ thông (15-17 tuổi) sẽ giúp các em dễ hội nhập về cả ngôn ngữ, văn hoá bản địa, cơ hội công việc tương lai. Có 1 thực tế là ở Úc, khi phỏng vấn xin việc làm sau khi tốt nghiệp đối với du học sinh, nhà tuyển dụng thường ưu tiên những bạn đã có quá trình học phổ thông ở Úc, vì ngôn ngữ gần như người bản xứ, khả năng hoà nhập với môi trường công sở lẫn sự am hiểu tính cách người Úc, đều tốt hơn so với những du học sinh chỉ du học bậc đại học hoặc cao học. Hơn nữa, việc du học sớm sẽ định hướng theo đúng ngành nghề trong danh sách ưu tiên định cư của từng vùng để đạt thường trú nhân nhanh nhất. Quý phụ huynh đừng quá lo lắng, vì tính an toàn của xã hội Úc tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Nếu đi du học từ cấp 2, học sinh sẽ được ở chung với người bản xứ theo hình thức homestay, thậm chí ba mẹ có điều kiện có thể sang cùng để hỗ trợ con đi học.

Nếu du học sau khi tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam thì du học sinh vẫn có cơ hội chọn được ngành và trường trong danh sách ưu tiên định cư nếu được định hướng ngay từ đầu, nhưng sẽ khó khăn về ngôn ngữ. Sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh thường phải mất gần 1 năm học tiếng. Nhiều trường đại học ở Úc vẫn liên tục kêu ca về tình trạng du học sinh không hiểu bài, không dám hỏi giáo sư vì không thể bày tỏ hết ý bằng tiếng Anh. Vì vậy, nếu đi du học trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên luôn đồng hành và chia sẻ cùng các em, đặc biệt là trong năm du học đầu tiên. Tất nhiên nếu giỏi tiếng Anh thì có được tấm visa PR sớm là hoàn toàn trong tầm với!

Nếu du học bậc Cao học, đó là lúc bạn đã tốt nghiệp, có vài năm đi làm và muốn chuyển hướng định cư tại Úc thì đây là giai đoạn nhiều rào cản nhất. Vì sẽ rất vất vả cho bạn nào “cày” lại tiếng Anh từ đầu (trừ những bạn đã giỏi tiếng Anh). Các du học sinh thường vừa đi học, vừa đi làm, sự nỗ lực sau khi tốt nghiệp phải lớn vì mức độ cạnh tranh về việc làm cũng là một áp lực không nhỏ trên hành trình chinh phục OlymPR mà bạn phải vượt qua. Nhưng nói về khả năng định cư, thì cơ hội vẫn còn nếu du học đúng ngành nghề ưu tiên định cư, chọn vùng regional – nơi có những chính sách ưu tiên cho người nhập cư.

2/ VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

Tiếp theo thì việc chọn đúng ngành học, trường và khu vực trong danh sách ưu tiên của chính phủ Úc sẽ là “chướng ngại vật” tiếp theo khá lớn cho bạn.

Đầu tiên, nếu muốn cánh cửa định cư rộng mở hơn thì bạn phải làm quen và sinh sống tại vùng regional (vùng thưa dân) ở Úc. Những vùng được coi là regional ở Úc, theo chính sách mới nhất của chính phủ Úc, là tất cả các thành phố thuộc Úc, ngoại trừ Sydney, Melbourne, Brisbane.  Các vùng regional có không khí trong lành hơn, cuộc sống ít xô bồ hơn, và chi phí không quá đắt đỏ so với những thành phố lớn. Chi phí sinh hoạt tại các vùng này chỉ bằng 70% so với các đô thị trung tâm, khoảng từ AUD 17.000/năm. Đặc biệt điều kiện sống rất đủ đầy. Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại, hệ thống siêu thị đủ các mặt hàng, những trường đại học lớn với môi trường đa văn hóa là nơi tập trung hàng chục nghìn sinh viên quốc tế. Ngoài ra, so với thành phố, cơ hội kiếm việc làm ở vùng regional tương đối dễ hơn, do nhu cầu phát triển dịch vụ của các khu vực này hiện đang bùng nổ. Du học sinh quốc tế muốn xin PR của diện tay nghề sẽ được cộng thêm 5 -15 điểm của Bộ Di Trú.

Sau khi chọn nơi ở rồi thì sẽ chọn ngành được ưu tiên định cư, chọn trường phù hợp với khả năng. Hiện nay, những nhóm ngành nghề được ưu tiên định cư ở Úc là kế toán, tài chính, công nghệ thông tin, kỹ sư điện tử, giáo dục mầm non, y tá, chăm sóc sức khỏe… Tuy nhiên, danh sách này được cập nhật liên tục (trung bình 6 tháng/lần). Có rất nhiều trường đào tạo đa ngành ở vùng regional có các khoa hoặc ngành kể trên. Tuy nhiên lưu ý là vùng regional nhưng chính sách của mỗi tiểu bang lại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế và sự thiếu hụt lao động địa phương tại tiểu bang đó. Hiện những vùng regional đang khan hiếm nhân lực như Darwin (Bắc Úc), và Tasmania thì cơ hội có tấm vé vàng định cư đơn giản hơn nhiều. Danh sách các ngành nghề tại các tỉnh bang này thường đa dạng hơn, tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn, cơ hội việc làm nhiều hơn. Tỷ lệ đựợc chấp nhận visa thường trú ở các bang này đang được coi là dễ dàng nhất trong các vùng regional ở Úc.

Để cán đích cuối cùng là đặt chân lên đỉnh OlymPR màu nhiệm thì bạn sẽ phải trải qua 1001 “chướng ngại vật” nữa. Tuy vậy, với cộng đồng người Việt đông đảo hiện có mặt ở hầu hết các tiểu bang, những người mới đến có thể tham gia vào Hội nhóm để được làm quen, chia sẻ những kinh nghiệm, giúp hành trình ở Úc của bạn trở nên thú vị hơn.

3/ TĂNG TỐC

Vượt qua những chướng ngại vật bước đầu thì bạn cần phải nỗ lực “tăng tốc” hoàn thành mục tiêu của mình, gồm:

 

  •       Hoàn thành chương trình học đúng thời hạn. Tránh việc quá hưởng thụ cuộc sống mới hay mải mê đi làm thêm mà ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Việc học ở Úc tương đối áp lực, chi phí học lại khá cao nên việc ra trường đúng hạn giúp bạn tiết kiệm không chỉ tiền bạc, thời gian mà còn rất nhiều cơ hội để tìm công việc phù hợp. Nhiệm vụ lúc này của bạn là tìm hiểu rõ các yêu cầu định cư như điểm point test là gì, tìm việc làm đúng ngành như thế nào, hay apply visa sau tốt nghiệp ra sao.
  • Tìm hiểu các yêu cầu định cư qua điểm Point Test. Đây là là hệ thống chấm điểm cho hồ sơ định cư Úc diện tay nghề, với số điểm được xác lập dựa trên tổng các điểm thành phần như: điểm tuổi, trình độ học vấn, năng lực tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc trong/ngoài nước Úc ở ngành nghề ưu tiên định cư. Du học sinh có thể tự xem về khung thang điểm point test trên website của Bộ Di Trú (https://immi.homeaffairs.gov.au/help-support/tools/points-calculator).
  •       Tìm kiếm việc làm đúng ngành nghề. Ở năm cuối của bậc học, các bạn nên tìm hiểu những kênh việc làm, cập nhật CV (hồ sơ xin việc) cũng như tăng cường net-working với cộng đồng để có cơ hội được giới thiệu một việc làm phù hợp hay được nhà tuyển dụng chú ý. Các website tìm việc nổi tiếng tại nước này: www.seek.com.auwww.oneshift.com.auwww.careerone.com.au. Nên chú trọng tìm kiếm việc làm theo đúng ngành nghề mình đã học, vì có kinh nghiệm làm việc đúng ngành sẽ giúp bạn có thêm điểm point test.
  •       Chuẩn bị làm hồ sơ visa 485. Điều kiện để du học sinh được ở lại hợp pháp đến 4 năm là phải được cấp visa 485 – loại visa tạm thời dành cho du học sinh quốc tế mới tốt nghiệp ở Úc. Thời gian lưu trú của người giữ visa này tuỳ thuộc vào trình độ được cấp bởi các cơ sở đào tạo của Úc (18 tháng đối với du học sinh học nghề, 2-4 năm đối với các bậc từ cử nhân đến tiến sỹ). Visa 485 có vai trò rất quan trọng, giúp các bạn có được sự chuẩn bị về kinh nghiệm làm việc, bổ sung những điều kiện còn thiếu để nộp đơn cho visa 189/190 hay 491 – những visa định cư tay nghề của Úc. Do đó, để chuẩn bị hồ sơ xin visa 485 một cách chu đáo, du học sinh cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ xin visa sớm 1-2 tháng trước thời điểm visa du học hết hạn, đặc biệt cần thu thập đủ các loại giấy tờ cần thiết như chứng chỉ tiếng Anh, AFP police check hay thẩm định tay nghề.

4/ VỀ ĐÍCH

Và bây giờ là “nấc thang” cuối cùng. Đi đến đây được thì chắc bạn cũng sẵn sàng Về đích thành công! Điều cần làm lúc này là chọn tiểu bang regional nào để định cư, tập trung tăng điểm point test như thế nào, nên chọn visa 189 hay 190, 491.

  • Chọn vùng regional loại 1 hay 2? Regional loại 1 (Perth, Canberra, Adelaide, GoldCoast…) và Regional loại 2 (Tasmania, Darwin…). Dĩ nhiên, sinh sống ở các vùng regional loại 1 sẽ thoải mái hơn, điều kiện vật chất tốt hơn chứ không quá buồn tẻ và yên bình như các vùng regional loại 2. Cũng chính vì thế, tỷ lệ cạnh tranh các vùng regional loại 1 này cao hơn. Do đó, một nơi như Darwin, chấp nhận chỉ cần đủ điểm sàn 65đ, lại dễ kiếm việc làm hơn thì rất đáng đánh đổi.
  • Chọn visa 189, hay 190, 491?189 là visa tay nghề độc lập, nhưng điểm số point test của visa này yêu cầu lên đến 90-100đ. Đây được xem là loại visa khó nhất của di dân có tay nghề. Vì vậy, chọn visa 190 hay 491 được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Trong đó visa 491 nếu sở hữu được thì bạn đã nắm chắc quyền lợi gần như tương đương với thường trú nhân Úc. Thông tin về visa 491 tham khảo thêm tại đây: http://agenthai.com.au/di-cu-uc-tong-hop-nhung-thay-doi-tu-ngay-16-11-ban-can-biet/
  • Làm thế nào để tăng điểm point test? Nâng cao trình độ tiếng Anh: IELTS 7.0+ (PTE 65+) = 10đ và IELTS 8.0+ (PTE 79+) = 20Đ. Nếu đã có visa 485, hãy tận dụng Chương trình Professional Year để vừa được huấn luyện văn hoá công sở, vừa có kinh nghiệm khi đi làm, lại được cộng thêm 5Đ point test; Học thêm chứng chỉ thông dịch, phổ biến nhất là Chứng chỉ NAATI để được cộng thêm 5 điểm, đồng thời còn cho phép bạn hành nghề thông dịch; Tích luỹ kinh nghiệm làm việc tại Úc để có thêm từ 5-15 điểm; Nộp đơn đề cử chính phủ tiểu bang vùng regional để được cộng thêm 5 điểm (190)/15 điểm (491); Tìm kiếm cơ hội học Master (research)/ PhD ở Úc để được cộng thêm 10 điểm.

* TÓM LẠI*

Nói về di trú Úc, không phải chỉ viết vài câu chuyện là đủ. Hơn nữa, mỗi trường hợp khác nhau lại có những vấn đề khác nhau, nhưng tựu trung lại, nếu đã định hướng con đường định cư ngay từ đầu thì chỉ cần làm đúng 4 bước:

  • Du học sớm nhất có thể (từ cấp 3 là tốt nhất)
  • Chọn ngành trong danh sách ưu tiên định cư, chọn trường trong khu vực regional (tuy nhiên, Regional thì cũng có nhiều loại khác nhau và có những quy định ưu tiên về định cư khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn học ở vùng regional nào nha)
  • Tốt nghiệp, rồi  lấy visa 485, tìm việc làm đúng ngành nghề
  • Bổ sung điểm point test, chọn visa 190/491 để hoàn tất tấm thẻ thường trú.

Chinh phục đỉnh OLYM-PR thành công nghĩa là bạn sẽ được cầm trên tay tấm thẻ thường trú nhân của Úc và được hưởng các chính sách chăm sóc sức khoẻ, giáo dục như một công dân Úc thực thụ.

Đừng quên theo dõi fanpage Agent Hai để cập nhật những thông tin hữu ích cho việc leo đỉnh OlymPR của bạn nhé!

  •   Email: hai.dang@agenthai.com
  •   Facebook: Hai Dang | Facebook
  •   Phone: 0430841970 (Úc)/ 0906873543 (Vietnam)

Comment Facebook