• Agent Hai - Open Your Future
  • +84 (0) 28 3821 8908
  • EN/VI
Home > News > Featured news > Uncategorized > CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR CÙNG AGENT HAI: KHỞI ĐỘNG – DU HỌC SỚM LÀ MỘT LỢI THẾ

Uncategorized

CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR CÙNG AGENT HAI: KHỞI ĐỘNG – DU HỌC SỚM LÀ MỘT LỢI THẾ

Trong rất nhiều hội thảo “Tuổi vàng du học, con đường định cư”, tôi đã gặp những vị phụ huynh băn khoăn về việc nên cho con du học từ bậc phổ thông hay khi vào đại học, hoặc xa hơn nữa là sau khi tốt nghiệp đại học?

Câu trả lời của tôi là: nếu có điều kiện thì nên cho con đi du học ngay từ bậc phổ thông, thậm chí ngay từ cấp 2.

LỢI ÍCH GÌ KHI DU HỌC TỪ BẬC PHỔ THÔNG?

Ở độ tuổi này, các cháu còn nhỏ, tính cách đang dần hình thành và rất dễ làm quen với môi trường mới. Khả năng hội nhập về cả ngôn ngữ, văn hoá bản địa, cơ hội công việc cho tương lai đều dễ dàng hơn rất nhiều so với những người đến Úc ở giai đoạn sau này.

Một thực tế khó chối cãi ở Úc đó là khi phỏng vấn xin việc làm sau khi tốt nghiệp đối với du học sinh, nhà tuyển dụng sẽ thường ưu tiên những bạn đã có quá trình học phổ thông ở Úc, vì ngôn ngữ gần như người bản xứ, khả năng hoà nhập với môi trường công sở lẫn sự am hiểu tính cách người Úc… đều tốt hơn so với những du học sinh chỉ du học bậc đại học hoặc cao học. Hơn nữa, việc du học sớm sẽ định hướng du học sinh theo đúng ngành nghề trong danh sách ưu tiên định cư của từng  vùng để đạt thường trú nhân nhanh nhất.

Vì vậy, trừ trường hợp quyết định về Việt Nam làm việc, nếu đã xác định con đường định cư thì du học sớm (15-17 tuổi) sẽ là lựa chọn số 1.

Students for Climate Action at Killara High School. L-R: Zoe Sitas 17, Evie Leslie 17, Kieran Pain 16 and Lily Giles 16.

Dĩ nhiên, khi nghe tôi chia sẻ điều này thì không ít phụ huynh đã “giãy nảy”. Lý do, các cô cậu tuổi teen ở Việt Nam vẫn được yêu chiều quá, nhất là khi các gia đình Việt hiện nay chỉ có 1 đến 2 con. Nghe đến việc con đi du học từ sớm thì con chưa sợ, ba mẹ đã sợ đủ điều: Sợ con không tự chăm sóc bản thân mình, sợ con không vượt qua cám dỗ xứ người, sợ con chơi bời lêu lổng thậm chí những việc con nhớ cha mẹ, không có bạn bè cũng khiến cha mẹ lưu tâm.

Cũng là cha của 2 con trai, tôi hoàn toàn thấu hiểu với những lo lắng của các bậc phụ huynh. Nhưng môi trường ở Úc, phụ huynh không cần quá lo lắng, bởi tính an toàn của xã hội Úc tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Nếu đi du học từ cấp 2, học sinh sẽ được ở chung với người bản xứ theo hình thức homestay, thậm chí ba mẹ có điều kiện có thể sang cùng để hỗ trợ con đi học.

Các trường trung học tại Úc cũng đều có các chương trình hướng nghiệp, các buổi tư vấn chuyên môn để giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích và năng lực.

Du học sinh bậc trung học ở Úc thường chọn các công lập vì trường tư có học phí cao hơn trường công từ 20 – 30%. Tuy nhiên hầu hết trường công lập tốt và có vị trí thuận lợi cho việc đi lại đều còn rất ít chỗ cho học sinh quốc tế. Chính vì vậy mà càng ngày càng khó xin vào học các trường công loại này.

Trường tư có học phí đắt hơn trường công từ 20 – 30%, có chất lượng giáo dục tốt , quan tâm chăm sóc chu đáo từng du học sinh và có nhiều loại học bổng cho học sinh có thành tích xuất sắc.

DU HỌC BẬC CỬ NHÂN – NGÔN NGỮ CÓ LÀ RÀO CẢN?

Tuy vậy, dù mong muốn nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để cho con du học ngay từ bậc trung học. Phổ biến nhất là phụ huynh thường cho con tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam rồi mới lên đường đi du học bậc cao đẳng, đại học.

Lúc này, học sinh vẫn có cơ hội chọn được ngành và trường trong danh sách ưu tiên định cư nếu được định hướng ngay từ đầu, nhưng vẫn còn khó khăn về ngôn ngữ. Sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh thường phải mất gần 1 năm học tiếng (thời gian học tuỳ trình độ đầu vào). Dù vậy, nhiều trường đại học ở Úc vẫn liên tục kêu ca về tình trạng du học sinh không hiểu bài, không dám hỏi giáo sư vì không thể bày tỏ hết ý bằng tiếng Anh.

Trong thời gian 10 năm làm tư vấn, tôi đã chứng kiến vài trường hợp sinh viên bị sốc chỉ vì thi rớt 1-2 môn học. Sau khi hướng dẫn các bạn này tìm sự hỗ trợ từ nhà trường và cả sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý thì các bạn mới vượt qua được những sang chấn tâm lý. Do đó, các bậc phụ huynh nên luôn đồng hành và chia sẻ cùng các em, đặc biệt là trong năm du học đầu tiên. Phụ huynh nên khuyến khích các em chia sẻ, tâm sự và thông báo ngay bất kỳ khó khăn gì để kịp thời bàn bạc và tìm hướng giải quyết.

Với những học sinh đã có vốn tiếng Anh tốt, việc du học đúng ngành nghề trong danh sách ưu tiên định cư, cộng với sự nỗ lực để đạt kết quả tốt khi ra trường, việc có được tấm visa PR sớm là hoàn toàn trong tầm với!

DU HỌC BẬC CAO HỌC – CÓ CÒN KHẢ NĂNG ĐỊNH CƯ?

Với những bạn đã tốt nghiệp, có vài năm đi làm và muốn chuyển hướng định cư tại Úc, cần phải học lên bậc Thạc sỹ. Đây là giai đoạn nhiều rào cản nhất:

1/ Ngôn ngữ: vất vả cho bạn nào “cày” lại tiếng Anh từ đầu (trừ những bạn đã giỏi tiếng Anh)

2/ Văn hoá, lối sống: sốc văn hoá là trường hợp tôi đã chứng kiến không ít vì nhìn chung, cuộc sống ở Úc khá khác ở Việt Nam. Nhiều bạn quen ở Việt Nam sống sung sướng ở thành phố, có việc làm ổn định, tài chính rủng rỉnh, nhưng qua Úc phải làm quen tất cả từ đầu. Các du học sinh thường vừa đi học, vừa đi làm (partime, thường là việc chân tay), không bạn bè, không người thân chia sẻ,…. Cuộc sống những ngày đầu ở Úc không trải hoa hồng, mà cũng cần vượt qua rất nhiều khó khăn mới gặt hái thành quả tốt được.

Nhưng nói về khả năng định cư, thì cơ hội vẫn còn nếu du học đúng ngành nghề ưu tiên định cư, chọn vùng regional (vùng thưa dân ở Úc) – nơi có những chính sách ưu tiên cho người nhập cư. Tuy vậy, ở độ tuổi này, sự tự thân vận động, sự nỗ lực sau khi tốt nghiệp phải lớn vì mức độ cạnh tranh về việc làm cũng là một áp lực không nhỏ trên hành trình chinh phục OlymPR mà bạn phải vượt qua.

KẾT LUẬN:

Du học sớm, vì vậy, vẫn luôn là một lợi thế. Nhưng, đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Nếu có điều kiện thì chúng ta du học sớm, nếu chưa có điều kiện thì chúng ta du học muộn nhưng nỗ lực nhiều hơn. Đích đến vẫn ở đó, chỉ có điều chúng ta có đủ kiên trì để chinh phục đến chặng cuối cùng không thôi.

 

 

TAGS:

Comment Facebook