• Agent Hai - Open Your Future
  • +84 (0) 28 3821 8908
  • EN/VI
Home > News > Featured news > Australia > CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR CÙNG AGENT HAI: VỀ ĐÍCH

Featured news

CHINH PHỤC ĐỈNH OLYM-PR CÙNG AGENT HAI: VỀ ĐÍCH

VỀ ĐÍCH – tức là lên đỉnh OLYM-PR thành công, cầm trên tay tấm thẻ thường trú nhân của Úc và được hưởng các chính sách chăm sóc sức khoẻ, giáo dục như một công dân Úc thực thụ. Xã hội văn minh, môi trường trong lành, chất lượng sống hàng đầu thế giới là lý do mà nhiều người Việt muốn sở hữu tấm thẻ thường trú nhân, dù phải hy sinh và đánh đổi nhiều thứ.

Chặng đường về đích của các “tay leo núi” có vẻ ngày càng gian nan, khi gần đây những chính sách di cư đã có những thay đổi liên tục. Như đã nói sơ qua trong các bài viết trước đó, hai đại đô thị của Úc là Sydney và Melbourne vốn cửa đã rất hẹp cho những tấm visa thường trú (trừ khi điểm point test của bạn cỡ 90 – 100đ), nhưng ngay cả Adelaide, Queensland, NSW cũng siết chặt vòng kim cô, khi điểm số của một số ngành nghề ưu tiên định cư đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện nộp visa thường trú 190 cũng thay đổi, đến cả phí nộp đề cử tiểu bang cũng tăng. Dường như, chính phủ Úc vẫn kiên định một chính sách đẩy di dân lành nghề về các vùng regional như Tasmania và Darwin.

Vì thế, bài viết này chỉ tập trung vào việc chọn tiểu bang regional nào để định cư, tập trung tăng điểm point test như thế nào, nên chọn visa 189 hay 190, 491.

CHỌN VÙNG REGIONAL LOẠI 1 HAY 2?

Nhiều năm nay, các du học sinh ở Sydney, Melbourne đã có những cuộc “di tản”đến các thành phố regional. Nhưng để nói rõ hơn cho các bạn chưa biết, cũng là regional nhưng có 2 loại: Regional loại 1 (Perth, Canberra, Adelaide, GoldCoast,…) và Regional loại 2 (Tasmania, Darwin…).

Darwin – Regional loại 2 – hiện đang là nơi dễ lấy thường trú nhất tại Úc

Dĩ nhiên, sinh sống ở các vùng regional loại 1 sẽ thoải mái hơn, điều kiện vật chất tốt hơn, nhiều khu vực vui chơi giải trí hơn chứ không quá buồn tẻ và yên bình như các vùng regional loại 2. Cũng chính vì thế, tỷ lệ cạnh tranh các vùng regional loại 1 này cao hơn. Mà có lẽ chỉ những ai đã từng làm hồ sơ PR hoặc đang ở các vùng này mới thấu hiểu là phải vất vả như thế nào, trầy trật ra làm sao. Ngay cả ở Hobart (Tasmania) bây giờ, người người đổ về “nhiều như quân nguyên” để tìm cơ hội định cư nên để kiếm được việc làm đúng ngành nghề đã phải rải CV như rải truyền đơn, thì việc có một nơi như Darwin, chấp nhận chỉ cần đủ điểm sàn 65đ, lại dễ kiếm việc làm hơn thì đáng đánh đổi lắm chứ.

CHỌN VISA 189, HAY 190, 491?

189 là visa tay nghề độc lập. Mỗi kỳ đánh giá trong những tháng gần đây, có kỳ chỉ có 10 hồ sơ của visa 189 với điểm số point test yêu cầu lên đến 90-100đ. Đây được xem là loại visa khó nhất của di dân có tay nghề. Vì vậy, chọn visa 190 hay 491 – visa ưu tiên dành cho vùng regional được xem là lựa chọn tối ưu nhất.

Ngày 16/11 vừa qua, một loạt thay đổi có liên quan đến visa 491 vừa được chính phủ ban hành. Tuy rằng một số hướng dẫn về visa này vẫn chưa đầy đủ, nhưng trên một số website củabang như Perth, Adelaide,…thì người sở hữu visa này vẫn có quyền lợi medicare – quyền lợi bảo hiểm sức khoẻ của Úc. Ngoài ra, có khả năng ai sở hữu visa này cũng có thể được miễn học phí cho con cái. Như vậy, sở hữu visa này đã nắm chắc quyền lợi gần như tương đương với thường trú nhân Úc.

Thông tin về visa 491 đã được tôi đề cập trong 1 bài viết tổng hợp chi tiết tại đây: http://agenthai.com.au/di-cu-uc-tong-hop-nhung-thay-doi-tu-ngay-16-11-ban-can-biet/

Nói về di trú Úc, không phải chỉ viết vài câu chuyện là đủ. Hơn nữa, mỗi trường hợp khác nhau lại có những vấn đề khác nhau, nhưng tựu trung lại, nếu đã định hướng con đường định cư ngay từ đầu thì chỉ cần làm đúng 4 bước:

  • Du học sớm nhất có thể (từ cấp 3 là tốt nhất)
  • Chọn ngành trong danh sách ưu tiên định cư, chọn trường trong khu vực regional
  • Tốt nghiệp lấy visa 485, tìm việc làm đúng ngành nghề
  • Bổ sung điểm point test, chọn visa 190/491 để hoàn tất tấm thẻ thường trú.

NHỮNG CÁCH TĂNG ĐIỂM POINT TEST

5điểm/10điểm/15 điểm point test cũng cực kỳ đáng giá cho hành trình leo đỉnh Olym-PR. Hãy kiểm tra xem bạn đã thực hành đủ những điều dưới đây chưa, nếu chưa thì tranh thủ thực hiện ngay vì đây là những cách thông dụng để kiếm điểm bổ sung vào hồ sơ của mình.

  • Nâng cao trình độ tiếng Anh: IELTS 6.0+ (PTE 50) = 0Đ nhưng IELTS 7.0+ (PTE 65+) = 10đ và IELTS 8.0+ (PTE 79+) = 20Đ. Hãy cố gắng thi để có điểm cao nhất có thể (bản thân tôi 45 tuổi mới thi IELTS, thi 10 lần để có IELTS 7.0)
  • Nếu đã có visa 485, hãy tranh thủ tận dụng Chương trình Professional Year. Tham gia chương trình này, bạn vừa được huấn luyện văn hoá công sở, vừa có kỹ năng và kinh nghiệm khi đi làm, lại được cộng thêm 5Đ point test.
  • Học thêm chứng chỉ thông dịch, phổ biến nhất là Chứng chỉ NAATI ngoài việc cộng thêm 5 điểm còn cho phép bạn hành nghề thông dịch.
  • Tích luỹ kinh nghiệm làm việc tại Úc để có thêm từ 5-15 điểm
  • Học lên bậc học cao hơn (Master/Ph.D) tại vùng regional, vừa giúp bạn có thêm điểm, vừa giúp bạn dễ tìm kiếm việc làmhơn.
  • Nộp đơn đề cử chính phủ tiểu bang vùng regional để được cộng thêm 5 điểm(190)/15 điểm(491)
  • Tìm kiếm cơ hội học Master (research)/ PhD ở Úc, các ngành thuộc lĩnh vực STEM: Khoa học (Science), Công Nghệ (Technology), Kĩ sư (Engineering) và Toán Học (Mathematics ) – để được cộng thêm 10 điểm.

Chúc các bạn lên đỉnh Olym-PR thành công!

TAGS:

Comment Facebook